KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHÁNG UNG THƯ CỦA CÀNH BẰNG LĂNG NƯỚC Lagerstroemia speciosa (L.) Per
Ngô Thị Phương Dung,Nguyễn Hoàng Dũng
DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.21.4.4092(2024)
2024-04-29
Tạp chí Khoa học
Abstract:TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa và kháng ung thư của cao ethanol từ cành của cây Bằng lăng Lagerstroemia speciose thu nhận tại khu vực tỉnh An Giang. Bột cành của cây Bằng lăng được ly trích bằng dung môi ethanol với hiệu suất tách chiết là 9,58 %. Hiệu suất thu nhận cao chiết phân đoạn n-hexan, chloroform, ethyl acetate và nước lần lượt là (1; 4,1; 7,6; 87,3) %. Hàm lượng polyphenol trong phân đoạn ethyl acetate và nước là cao nhất với giá trị (289,93 ± 4,14) và (279,61 ± 6,36) μg GAE/mg cao chiết. Khả năng kháng oxy hóa được tiến hành bằng phương pháp sử dụng DPPH (2,2-diphenyl-1 picrylhydrazyl), hiệu quả loại bỏ gốc tự do hydro ở DPPH của cao phân đoạn nước (EC50=40,74 μg/mL) cao hơn cao phân đoạn ethyl acetate, chloroform, hexan với giá trị EC50 lần lượt là (79,52; 156,22; ≥ 500) μg/mL. Thông qua phương pháp MTT, các cao chiết phân đoạn cũng thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên tế bào ung thư gan HepG2, ung thư phổi A549 và ung thư da B16F10, ngoại từ cao chiết nước nằm ngoài nồng độ khảo sát (IC50>200 μg/mL). Cao chiết n-hexan gây độc tốt trên dòng tế bào B16F10 với IC50 khoảng 71,18 μg/mL, trong khi cao phân đoạn chloroform, ethyl acetate thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư tốt trên tế bào A549 với giá trị IC50 khoảng (60,71 và 75,49) μg/mL. Nghiên cứu này được coi là bước đầu trong các nghiên cứu sàng lọc và cô lập hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Bằng lăng tại An Giang, đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.ABSTRACT The purpose of this research is to study the antioxidant and anticancer activities of Lagerstroemia speciosa branches (collected in An Giang). Dried powder of Lagerstroemia speciosa branches was extracted with the ethanolic solution were obtained with extraction productivities of 9,58 %. The yield of extract of n-hexane, chloroform, ethyl acetate, and water fractions was (1, 4.1, 7.6, 87.3) %, respectively. The total phenolic content in the ethyl acetate and water fractions was the highest with values of (289.93 ± 4.14) and (279.61 ± 6.36) μg GAE/mg extract. Antioxidant activities of branch extracts of Lagerstroemia speciosa were tested using the DPPH. The efficiency of hydrogen-free radical scavenging at DPPH of the aqueous fraction (EC50 = 40.74 μg/mL) was higher than that of the ethyl acetate, chloroform, and n-hexane fractions with EC50 values of (79.52, 156.22, ≥ 500) μg/mL, respectively. Through the MTT method, the fractionated extracts also showed strong cytotoxic activity on HepG2 liver cancer cells, A549 lung cancer, and B16F10 skin cancer cells, except that the aqueous extracts were outside the investigated concentrations (IC50 >200 μg/mL). The n-hexane extract showed good cytotoxicity on the B16F10 cell line with an IC50 of about 71.18 μg/mL, while the chloroform fraction, ethyl acetate exhibited good cytotoxic activity on A549 cells with a value IC50 ranges (60.71, and 75.49) μg/mL. This study may serve as the foundation for sorting and isolating biologically active substances from Lagerstroemia speciosa (L.) Per especially those with cytotoxic effects on cancer cells.