ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BÀI TIẾT TNF-Α CỦA TẾ BÀO CAR-T KẾT HỢP VỚI KHÁNG THỂ KHÁNG PD-1 IN VITRO

Thị Hiền Hạnh Nguyễn,Khắc Cường Bùi
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v540i3.10519
2024-07-22
Tạp chí Y học Việt Nam
Abstract:Mục tiêu: Đánh giá khả năng bài tiết TNF-α của tế bào CAR-T kết hợp với kháng thể kháng PD-1. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm tiến cứu trên 3 dòng tế bào bao gồm: 2 dòng tế bào ung thư CD19(+) (Daudi và Raji) và 1 dòng tế bào CD19(-) (K562). Cả 3 dòng tế bào được đồng nuôi cấy với 4 nhóm PBMC (Peripheral Blood Mononuclear Cell - tế bào đơn nhân máu ngoại vi), kháng thể kháng PD-1 (PD-1 Ab), CAR-T và CAR-T phối hợp với kháng thể kháng PD-1. Nồng độ cytokine TNF-α tại thời điểm 24 giờ và 48 giờ được xác định bằng bộ sinh phẩm TNF-α Human ELISA Kit của hãng Thermo Fisher Scientific. Kết quả: Ở cả hai thời điểm 24 giờ và 48 giờ, nồng độ TNF-α trong dịch nuôi cấy của tế bào CAR-T và CAR-T kết hợp với kháng thể kháng PD-1 khi nuôi cấy với các tế bào ung thư bạch cầu Daudi và Raji có CD19(+) đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ TNF-α trong dịch nuôi cấy của tế bào trên với tế bào PBMC (nhóm chứng) và tế bào CD19(-). Tuy nhiên, không thấy có sự khác biệt về các nồng độ cytokine này ở nhóm điều trị đơn liệu pháp tế bào CAR-T và kết hợp tế bào CAR-T với kháng thể kháng PD-1 (p>0,05). Kết luận: Nồng độ TNF-α tăng lên trong dịch nuôi cấy của tế bào CAR-T và CAR- T kết hợp với PD-1 Ab khi nuôi cấy với các tế bào ung thư. Đặc biệt khi nuôi với tế bào có CD19(+) nồng độ TNF-α tăng cao hơn so với khi nuôi cấy với tế bào CD19(-).
What problem does this paper attempt to address?