ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LY GIẢI CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ CD19(+) CỦA LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP TẾ BÀO CAR-T VỚI KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG ỨC CHẾ PD-1 TRÊN THỰC NGHIỆM

Thị Hiền Hạnh Nguyễn,Văn Mão Cấn,Thu Hằng Ngô,Thùy Linh Đặng,Khắc Cường Bùi
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v535i1b.8437
2024-02-15
Tạp chí Y học Việt Nam
Abstract:Mục tiêu: Đánh giá khả năng ly giải các dòng tế bào ung thư CD19(+) của liệu pháp điều trị kết hợp tế bào CAR-T CD19 với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu tiến cứu thực nghiệm. Tế bào ung thư Daudi, Raji (CD19+) hoặc K562 (CD19-) (target, nhuộm CFSE) được đồng nuôi cấy với tế bào PBMC, CAR-T (effector) theo tỷ lệ 1:2, 1:5, 1:10. Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 điều trị với nồng độ 20μg/mL. Sau 6 tiếng đồng nuôi cấy, tế bào được nhuộm 7AAD và phân tích bằng máy flowcytometry để đánh giá tỷ lệ tế bào sống chết. Kết quả: Tế bào CAR-T và CAR-T kết với với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 có tác dụng ly giải tế bào ung thư CD19+. Nhóm kết hợp CAR-T+PD-1 không làm tăng tỷ lệ ly giải tế bào Daudi nhưng tăng tỷ lệ ly giải tế bào Raji 1,82 lần khi tỷ lệ Raji/CAR-T= 1:10 (p<0.001). Hiệu quả của CAR-T đơn và kết hợp khác biệt không nhiều so với PBMC trên tế bào ung thư có CD19(-). Kết luận: Tế bào CAR-T CD19 có tác dụng ly giải các dòng tế bào ung thư Daudi và Raji (CD19+). Liệu pháp CAR-T kết hợp kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 làm tăng 1,82 lần hiệu quả ly giải trên tế bào Raji.
What problem does this paper attempt to address?