VAI TRÒ CỦA MẢNH GHÉP SỤN TRONG TẠO HÌNH MÀNG NHĨ TÝP 1 QUA NỘI SOI: KẾT QUẢ THÍNH HỌC VÀ HÌNH THÁI HỌC

Triều Việt Nguyễn
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v542i3.11212
2024-09-30
Tạp chí Y học Việt Nam
Abstract:Đặt vấn đề: Vá nhĩ đã được thực hiện từ rất với nhiều dạng và chất liệu mảnh ghép khác nhau như cân cơ thái dương, màng sụn, sụn..., cũng như với các kỹ thuật tiếp cận khác nhau như đường trong tai, nội soi...trong đó cân thái dương là vật liệu ghép được sử dụng phổ biến nhất dối với các lỗ thủng màng nhĩ. Do tỷ lệ thất bại cao của cân thái dương ở viêm tai giữa dính, các lỗ thủng lớn và do vậy cần có các vật liệu ghép thay thế bệnh lý tai giữa tiên tiến cứng hơn và có khả năng chống nhiễm trùng đang được sử dụng. Mảnh ghép sụn đã được chứng minh là một vật liệu ghép đầy hứa hẹn trong những trường hợp như vậy. Mục tiêu nghiên cứu: DDánh giá chức năng và kết quả hình thái màng nhĩ khi dùng mảnh ghép sụn trong tạo hình màng nhĩ loại 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu được thực hiện trên 52 bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính trong độ tuổi từ 16-62 được phẫu thuật tạo hình màng nhĩ qua nội soi tại khoa tai mũi họng bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ thành công chung của phẫu thuật tạo hình màng nhĩ bằng sụn loại 1 là 92% về mặt đóng lỗ thủng và đo thính lực đơn âm (PTA) sau 12 tuần có cải thiện rõ với 0% bệnh nhân bị giảm thính lực nặng so với trước can thiệp là 15.45. Kết luận: Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể kết luận rằng sụn là vật liệu ghép hiệu quả hơn trong các thủng có nguy cơ cao, mạn tính, có rối loạn chức năng vòi nhĩ so với cân cơ thái dương và cải thiện thính lực bằng sụn được cho là có thể so sánh với cân thái dương. Bên cạnh đó, việc dùng nội soi giúp can thiệp tối đa các tổn thương và mang lại sự thuận tiện trong phẫu thuật.
What problem does this paper attempt to address?